Đường chạy điền kinh là một trong những mặt sân có cấu tạo đặc biệt, kỹ thuật thi công đòi hỏi yêu cầu cao, đường cong đều và chuẩn xác. Anh em muốn tìm hiểu thêm về cấu tạo đường chạy điền kinh chuẩn IAAF, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Cấu tạo đường chạy theo tiêu chuẩn
Cấu tạo của mặt sân điền kinh gồm nhiều lớp phủ lên nhau, tạo thành đường chạy đạt đủ độ êm, độ nảy, có độ ma sát tốt,… Nhờ có vậy, các vận động viên mới giảm được sức phải bỏ ra và bảo vệ các khớp cổ chân trong quá trình luyện tập.
Các lớp trên bề mặt sân tiêu chuẩn
Khi quan sát đường chạy của các vận động viên, anh em có thể thấy đường chạy thường có màu đất nung, mặt sân sần sùi nhưng khi đi vào rất êm chân. Đó là vì cấu tạo của mặt sân ít nhất gồm 7 lớp:
- Sử dụng một lớp chống thấm bê tông Munich latex hoà trộn với xi măng
- Sử dụng hai lớp chống thấm Munich C20 kết dính giữa mặt bê tông và mặt lớp giảm chấn
- Hai lớp đệm cao su giảm sốc
- Hai lớp phủ màu tạo ma sát Munich Sport S632
Lưu lại 6 lớp phủ trên mặt đường chạy điền kinh tiêu chuẩn buộc phải có
Kích thước đường chạy tiêu chuẩn
Theo tiêu chuẩn của liên đoàn điền kinh quốc tế IAAF, đường chạy ngoài cùng có độ dài khoảng 400m. Bán kính đường cong khoảng 36m chu vi đường cong là: 2πr = 2 3.14 36 = 226 mét, chiều dài mỗi đường chạy là: (400 mét – 226 mét) / 2 đường = 87 m.
Đường chạy điền kinh sẽ kết hợp đường chạy hình elip và đường chạy thẳng với nhau. Tạo nên đường chạy liền mạch giúp các vận động viên không bị giới hạn km chạy.
Đường pitch thi đấu bao gồm 8 làn chạy khác nhau
Chiều dài của mỗi đường biên sẽ là:
Đường biên thứ nhất: 87 × 2 + 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 0) = 400 m.
Đường biên thứ hai: 87 × 2 + 3. × 3.14 × (36 + 1.2 × 1) ≈ 408 m.
Đường biên thứ ba: 87 × 2 + 2 × 3.14 × (36 + 1,2 × 2) = 415 m.
Đường biên thứ tư: 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 3) ≈ 423 m.
Đường biên thứ năm: 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 4) = 430 m.
Đường biên thứ sáu: 87 × 2+ 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 5) ≈ 438 m.
Đường biên thứ bảy: 87 × 2+ 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 6) ≈ 445 m.
Đường biên thứ tám: 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 7) ≈ 453 m
Ngoài ra, khi thi công cần chú ý, khu vực xuất phát phải cách tối thiểu 3m, hai bên đường băng vùng ngoài tối thiểu 1m.
Kích thước đường chạy điền kinh trường học
Đường chạy điền kinh trường học thông thường sẽ dựa vào diện tích của mặt sân đa năng của trường học có sẵn.
Không có kích thước cố định cho sân, thông thường các sân vận làm đường chạy hình vòng cung (hình Elip) để không bị giới hạn số km đường chạy.
Hiện nay có rất nhiều môn thể thao khác với kích thước sân sử dụng khác nhau, bạn hãy tham khảo kích thước sân thể thao để có thông tin chi tiết hơn.
Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đường chạy điền kinh
Cấu trúc các lớp sau khi thi công phải có độ gắn kết bền chắc với nhau. Thành quả sau khi thi công phải đạt được chỉ số sau đây:
- Độ dày bề mặt : 13 mm
- Độ giảm sốc: 40 %
- Độ biến dạng theo chiều dọc: 1,7 mm
- Lực căng: 0.7 MPa
- Độ nhám: 0,58
Các phương pháp thi công đường chạy điền kinh hiện nay
Có hai phương pháp thi công đường chạy rất hữu hiệu đó là đổ thi công tại chỗ và lát tấm đúc sẵn.
Hai phương pháp thi công sân điền kinh siêu bền cho anh em lựa chọn
Đổ thi công tại chỗ
Lớp 1: Lớp chống thấm Munich Latex
Lớp 2: Lớp sơn chống thấm bề mặt Munich C20
Lớp 3: Lớp sơn chống thấm bề mặt Munich C20
Lớp 4: Lớp hạt cao su SBR và keo PU
Lớp 5: Lớp hạt cao su SBR và keo PU. Độ dày sau khi thi công hai lớp cao su phải đạt được 10-11 mm
Lớp 6: Lớp sơn phủ Munich Sport S623
Lớp 7: Lớp Munich Sport S623
Lát tấm đúc sẵn cho đường chạy
Phương pháp này sử dụng máy ép để đúc tấm cao su theo kích thước và hình dạng cần thiết cho sân chạy. Tấm ép có ưu điểm lớn đó là dễ dàng thi công, không cần máy móc. Chỉ cần một ngày anh em đã sở hữu một đường chạy chất lượng cao rồi. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm đó là độ bền không cao. Khó chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài ra, để tìm hiểu chi tiết hơn về cách thức thực hiện, bạn hãy tham khảo ngay quy trình thi công đường chạy điền kinh nhé!
Các công cụ được sử dụng trên mặt sân
Bộ môn điền kinh không có quá nhiều dụng cụ trên sân thi đấu. Các nội dung hầu hết chỉ cần bạn thực hiện đúng kỹ thuật chạy theo từng nội dung, ngoài ra không sử dụng bất cứ công cụ nào theo người.
Các dụng cụ hỗ trợ trong thi đấu chạy điền kinh ở nhiều nội dung khác nhau
Bàn đạp xuất phát
Bàn đạp xuất phát là dụng cụ được sử dụng trong thi đấu đường chạy chuyên nghiệp trong nội dung chạy xuất phát thấp. Chất liệu sản xuất thường được sử dụng bằng kim loại, đệm chân được dùng bằng chất liệu cao su, giữa bàn đạp là thước và các nấc điều chỉnh.
Kích thước cơ bản gồm:
- Chiều dài: 860mm
- Chiều rộng: 50mm
Rào trượt chướng ngại vật
Trong thi đấu chạy vượt rào, rào trượt là một trong những vật dụng rất cần thiết đó là rào chướng ngại vật. Rào có chất liệu bằng kim loại, có nhiều nấc chỉnh khác nhau cho tuỳ hạng mục thi đấu.
Bảo trì đường chạy điền kinh
Đường chạy sẽ có dấu hiệu hư hỏng và cần được bảo trì
Đường chạy điền kinh thông thường sau 5 năm phải bảo trì lại toàn bộ. Đường pitch cũ cần sửa lại nhưng điểm như bị giãn nở do điều kiện thời tiết hay mặt sân bị nứt do mặt đất rung chuyển các mảng kiến tạo.
Chi phí sửa chữa rất rẻ chỉ từ 100k đến 300.000/1m2 tuỳ từng loại sân và mức độ sửa chữa.
Câu hỏi thường gặp
Sân điền kinh là gì?
Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm: đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ và nhiều bộ môn phối hợp khác.
Điền kinh là bộ môn rất đặc biệt, luôn hiện diện trong cuộc sống thường nhật, không cần công cụ và rất cần thiết.
Sân điền kinh hình gì?
Sân điền kinh tiêu chuẩn có hình Oval, thường được xây dựng kèm sân bóng đá ngoài trời. Thiết kế này nhằm tiết kiệm được không gian thi đấu và có thể điều chỉnh số km đường chạy tuỳ ý. Bên cạnh đó đường chạy còn có thể thiết kế độc lập, mặt sân hình chữ nhật và đường chạy được chia thành các làn.
Đường chạy trong sân vận động gọi là gì?
Đường chạy sân vận động được gọi là đường Track, Chạy track tức là chạy bộ trong sân vận động. Một vòng Track dài 400m, tuỳ vào cự ly và hạng mục thi đấu anh em sẽ chạy theo đường track.
Kích thước đường chạy 100m bao nhiêu?
Kích thước đường chạy 100m bằng ¼ một vòng chạy. Chiều rộng của một đường chạy là 1,22 m.
Một vòng sân điền kinh bao nhiêu mét?
Một vòng sân điền kinh sẽ chia làm vòng trong cùng và vòng ngoài cùng. Vòng trong cùng dài 400m và vòng ngoài cùng chiều dài là 453 m.
Người bình thường chạy 100m bao nhiêu giây?
Thông thường một người bình thường chạy 100m hết 13 đến 14 giây. Vận động viên chạy hết 10 giây.
Anh em đã nắm vững cấu tạo đường chạy điền kinh chuẩn IAAF trên đây chưa? Hãy lưu ý lại thông tin này để chuẩn bị cho chiếc sân chuẩn quốc tế của mình nhé. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin về quy trình thi công sân thể thao và các vật liệu nhẹ sử dụng, vui lòng để lại tin nhắn dưới bài viết này hoặc liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Chống Thấm Công Nghệ Cao Munich
Địa chỉ: Đội 10 Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0961.995.925
Website: munichgroup.vn