Sơn tĩnh điện được nhiều người biết đến với chức năng chính là bảo vệ kim loại và chống dẫn điện. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả tác dụng của chúng. Nếu anh em đang tìm hiểu về dòng sơn này, đây là bài viết dành riêng cho anh em. Tất tần tật những điều liên quan đến dòng sơn này sẽ được Munich Group chia sẻ ngay sau đây, anh em tham khảo nhé!
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là loại sơn có kết cấu gồm dạng bột sơn (cho kim loại) hoặc dạng nước (cho vật liệu khác) mang điện tích dương, phun lên bề mặt kim loại mang điện tích âm. Việc này mang lại sự cân bằng cực dương (+) và cực âm (-), để bề mặt ở trạng thái cân bằng, liên kết bền chắc với nhau và có thể cách điện.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong đời sống
Thép phủ sơn tĩnh điện
Thép là kim loại được sử dụng rất nhiều trong xây dựng, thiết kế bàn ghế và đồ gia dụng. Cấu tạo là hợp kim của sắt và cacbon, có ưu điểm cứng và không gỉ sét. Tuy nhiên vật liệu này có tính dẫn điện vì chứa điện tích (-) nên anh em lưu ý chống tĩnh điện cho kim loại này. Một số vật dụng bằng thép được sơn phủ tĩnh điện: tôn, khung thép, ống dẫn điều hòa, hàng rào lưới thép sơn tĩnh điện,…
Rào thép chống tĩnh điện xịn sò
Sắt sơn tĩnh điện
Phải nói đây là vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên vật liệu này dẫn điện rất tốt, vậy nên cần được phủ sơn tĩnh điện để bảo vệ an toàn, vừa chống dân điện, vừa chống rỉ sét cực kỳ tốt. Một số vật dụng ứng dụng sản phẩm này: Khung sắt, kệ để hàng siêu thị,…
Nhôm sơn tĩnh điện
Rất ít khi được nghe tới nhôm chống tĩnh điện nhưng trên thực tết đây vẫn là điều cần phải thực thi. Hiện nay các sản phẩm bằng nhôm như khung cửa nhôm, khung trang trí, tủ nhôm,… đều được phun sơn tĩnh điện nhằm tạo lớp phủ bền chắc hơn các lớp sơn thông thường, chống bám bụi và sơn bền màu hơn.
Sơn tĩnh điện khác gì so với sơn thường?
Sơn tĩnh điện
– Ưu điểm:
Bảo vệ vật liệu kim loại khỏi rỉ sét, hỏng hóc do môi trường, tạo lớp trung hòa điện tích trên bề mặt, bảo vệ bề mặt khỏi tác động của các yếu tố ngoại cảnh (như nắng, mưa, gió bão), bền bỉ hơn với thời gian, khó bị bong tróc hỏng hóc,…
– Nhược điểm:
Màu sắc không đa dạng thông thường chỉ có các màu sắc cơ bản, quy trình thi công phức tạp và cần xử lý nghiêm ngặt, giá thành cao gấp nhiều lần so với dòng sơn kim loại thường,..
Mỗi loại sơn đều có đặc điểm riêng, phù hợp với môi trường và hoàn cảnh khác nhau
Sơn kim loại
– Ưu điểm:
Màu sắc đa dạng và có thể đặt riêng với từng hãng, dễ dàng thi công trên bề mặt bằng nhiều công cụ đơn giản, giá thành vô cùng rẻ và đa dạng chủng loại, quét phủ được nhiều lớp,…
– Nhược điểm:
Không chống tĩnh điện, độ bền không cao bằng sơn tĩnh điện, chịu được thời tiết nhưng sau vài năm có thể bòng và phải quét phủ loại sơn khác,…
Top 6 sơn tĩnh điện giá rẻ được ưa chuộng nhất hiện nay
Sơn Oxyplast
● Giá bán: 90.000 đến 140.000 đồng/kg
Sơn Qxyplat giá rẻ vô cùng, chống tĩnh điện siêu chuẩn
Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy KCN Vĩnh Lộc, bột tĩnh điện Oxyplast là một trong những sản phẩm chống dẫn điện cực kỳ tốt. Lớp bột sau khi phun khá dày dặn. Đặc biệt hãng sơn này có nhiều màu sắc đa dạng cho anh em lựa chọn.
Sơn Á Đông
● Giá: 80.000 đến 130.000 đồng/ kg
Chống điện chất lượng cao Sơn Á Đông
ADong Paint là một trong những công ty sản xuất bột sơn tĩnh điện chất lượng cao, Á Đông là thương hiệu được ngành cơ khí biết đến khá phổ biến. Chất sơn tĩnh điện được sử dụng trong các nhà máy kim khí chẳng hạn như: sản xuất ô tô, sản xuất xe máy, tàu thuyền… Mang lại hiệu quả chống gỉ sét bền lâu.
Sơn Tân Nam Phát
● Giá tham khảo: 85.000 đến 140.000 đồng/ kg
Sơn Tân Nam Phát bảo vệ kim loại bền bỉ, chống rỉ sét tuyệt đối
Là sơn phủ cho bề mặt đồ gia dụng, bàn ghế kim loại, tủ đựng bằng kim loại,… Bột sơn nung nóng ở nhiệt độ 180 độ C, cho ra thành phẩm là màng sơn tĩnh điện dày. Sơn dễ thi công, phủ kín toàn bộ bề mặt kim loại, giúp chống rỉ tuyệt vời.
Sơn Đại Phú
● Giá bán: 75.000 đến 120.000 đồng/ kg
Sơn Đại Phú chuyên sử dụng cho ngoài trời
Đại Phú là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong mảng sơn tĩnh điện. Chất sơn dày dặn, khả năng chống tĩnh điện cao. Sơn có khả năng tự bám dính bề chắc với kim loại, chịu được thời tiết khắc nghiệt và chống phai màu. Vậy nên, sơn tĩnh điện Đại Phú thường được sử dụng cho lan can, hành lang, hàng rào,…
Sơn Thái Nam
● Giá tham khảo: 80.000 đến 135.000 đồng/ kg
Chống tĩnh điện cho đồ gia dụng, bàn ghế hãy dùng Sơn Thái Nam
Thái Nam là một trong những cái tên không còn quá xa lạ với anh em trong giới sơn kim loại. Là loại sơn được đặt vào hàng những dòng sơn chống tĩnh điện và rỉ sét được ưu ái nhất hiện nay. Bột sơn có khả năng tự hút vào kim loại, dễ dàng bám bình trên bề mặt, tạo lớp phủ siêu bền đẹp.
Sơn Vĩnh Phát
● Giá bán tham khảo: 85.000 đến 150.000 đồng/ kg
Giải pháp cho các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy đó là sơn Vĩnh Phát
Giá thành sơn tĩnh điện Vĩnh Phát tuy có hơi cao nhưng chất lượng không phải bàn cãi. So với các sản phẩm sơn cùng dòng trong nước, anh em nên cân nhắc dùng loại sơn này cho nhà máy sản xuất kim khí bởi chất bột chuẩn không cần chỉnh, dễ dàng tán đều, tạo màng phủ dày, mịn, không nổi cục,…
* Lưu ý: Thông tin giá trên đây mang tính chất tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy từng thời điểm, chính sách hỗ trợ từng hãng, nhà cung cấp,… Anh em có nhu cầu, vui lòng liên hệ trực tiếp với các đại lý và nhà cung cấp để nhận mức giá tốt nhất.
Quy trình sơn tĩnh điện đầy đủ
Bước 1: Xử lý bề mặt và chuẩn bị vật liệu
Trước khi thi công, bạn cần chuẩn bị bề mặt sạch sẽ, không bụi bẩn hay rỉ sét. Chuẩn bị vật liệu, khu vực ngâm hóa chất, khu vực sấy khô, khu vực phun sơn.
Lưu ý khi thi công cần phải có đồ bảo hộ đi kèm khi phun sơn
Bước 2: Sấy khô
Sấy khô để loại bỏ hoàn toàn tạp chất dính trên bề mặt vật liệu. Bụi bẩn, nước đọng đều cần làm sạch và kiểm tra kỹ trước khi phun. Toàn bộ quá trình cần được vận chuyển trên dây truyền được treo lên và thực hiện kỹ lưỡng.
Bước 3: Quy trình sơn bột tĩnh điện
Tiến hành phun sơn trong buồng phun. Sơn tĩnh điện có dạng bột và có điện tích dương nên sẽ hút kim loại nên rất dễ dàng thi công phun. Sử dụng súng phun sơn tĩnh điện chuyên dụng nhằm tạo ra lớp phủ bền chắc nhất.
Bước 4: Hấp sơn
Sau bước phun, phải đảm bảo sơn tán đều lên bề mặt và đạt độ dày phù hợp rồi tiến hành di chuyển vào buồng hấp. Sơn được hấp bằng phương pháp sấy nóng ở nhiệt độ 180 độ C.
Buồng hấp sơn chuyên dụng sử dụng khi nóng
Bước 5: Chờ nguội và nhận thành phẩm
Sau khi đưa sản phẩm từ buồng hấp ra, bạn hãy chờ 2 đến 3 giờ rồi kiểm tra thành phẩm. Vật liệu đạt chuẩn là vật liệu có màu sơn đồng đều trên mọi bề mặt.
Câu hỏi thường gặp
Sơn tĩnh điện có tác dụng gì?
Sơn tĩnh điện có tác dụng làm trung hoà điện tích trên bề mặt kim loại, bề mặt có khả năng cách điện. Vậy nên loại sơn này rất an toàn cho các vật dụng làm bằng kim loại.
Sơn tĩnh điện có cách điện không?
Sơn tĩnh điện có khả năng cách điện cho kim loại 100%. Anh em sử dụng vật liệu cho kim loại nếu không cẩn thận sẽ gây truyền điện, nên cần có sơn cách điện giúp phòng tránh hiện tượng phóng điện hiệu quả.
Inox sơn tĩnh điện có bền không?
Sơn tĩnh điện bám dĩnh rất bền bỉ với bề mặt kim loại nên rất bền. Loại sơn này có cực (+) hút các cực (-) trong kim loại nên rất khó bong tróc.
Sơn tĩnh điện bao nhiêu tiền 1kg?
Giá sơn tĩnh điện khoảng 80.000 đến 150.000 đồng/ 1 kg tùy loại. Chi tiết mức giá, anh em hãy tham khảo các nội dung liên quan và cập nhật với các nhà cung cấp để có mức giá tốt nhất.
1kg bột sơn tĩnh điện sơn được bao nhiêu m2?
Anh em có thể chia ra mức độ và chất lượng sơn, chẳng hạn như:
– Sơn mỏng: 10 – 12 m2/kg
– Sơn trung bình: 8 – 10 m2/kg
– Sơn dày: 6 – 8 m2/kg
Bột sơn tĩnh điện có độc hại không?
Anh em nên lưu ý khi thi công sơn này cần bảo hộ kỹ lưỡng. Bột sơn được sản xuất rất nhỏ nhẹ, dễ bay trong không khí, nếu hít phải sẽ không tốt. Tuy nhiên, sau khi thi công xong, sơn bám dính chặt vào kim loại và không gây hại cho sức khỏe.
Inox có sơn tĩnh điện được không? Inox 304 có sơn tĩnh điện được không?
Tất cả các vật liệu bằng kim loại hay hợp kim đều có thể sử dụng dạng sơn tĩnh điện. Kể cả inox thường hay inox 304 cũng cần sử dụng để tránh hiện tượng tĩnh điện xảy ra, gây nguy hiểm cho anh em.
Nhôm có sơn tĩnh điện được không?
Nhôm là vật liệu cần phải sơn tĩnh điện. Loại hợp kim này tuy không gỉ nhưng vẫn có khả năng tĩnh điện nên cần một lớp sơn bảo vệ an toàn. Thông thường cửa nhôm đều được sơn tĩnh điện để phòng trừ những trường hợp phóng điện không may xảy ra.
Sơn tĩnh điện có bị rỉ không?
Vì sơn đã tạo lớp phủ dày và ngăn cách tốt giữa oxi với kim loại nên bảo vệ khỏi rỉ sét rất tốt.
Sơn tĩnh điện có những màu gì?
Sơn tĩnh điện không có màu sắc đa dạng như sơn kim loại. Chủ yếu có cá tone màu cơ bản như: Vàng, trắng, đen, đỏ,…
Dung môi pha sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện gồm nhựa, bột màu và phụ gia. Các sản phẩm sơn này thường đi theo bộ, hoà trộn hai thành phần với nhau, khuấy trộn kỹ trước khi đổ vào máy phun. Dung môi pha sơn phủ tĩnh điện có nhiều loại hoạt chất, tuỳ vào từng dạng sơn tĩnh điện anh em sử dụng, anh em sẽ chọn một loại dung môi khác nhau. Một số dung môi được sử dụng nhiều cho dòng sơn này: Acetone C3H6O, BUTYL ACETATE (BA) C6H12O2, BUTYL CARBITOL C8H18NO3,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về sơn tĩnh điện là gì kèm một số gợi ý các sản phẩm được đánh giá tốt nhất và mức giá hợp lý. Anh em có thể tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm sơn bảo vệ kim loại tại website munichgroup.vn hoặc liên hệ số điện thoại 0961995925 để nhận tư vấn 24/7.
Nếu bạn cần hỗ trợ về các sản phẩm sơn tĩnh điện, hãy liên hệ ngay với Đăng Quân nhé. Công ty TNHH TM & XNK Đăng Quân tự hào là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp và thi công lắp đặt hàng rào sơn tĩnh điện chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu bảo vệ và nâng cao thẩm mỹ cho các công trình như nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư và dự án hạ tầng. Với chất liệu bền bỉ, công nghệ sơn tĩnh điện chống ăn mòn, sản phẩm của Đăng Quân đảm bảo độ bền vượt trội, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Hãy liên hệ ngay Vật liệu xây dựng Đăng Quân để bảo vệ công trình của bạn.
Công ty TNHH TM & XNK Đăng Quân
Địa chỉ: 44 đường số 46, phường 10, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0965468871
Email: sale.dangquan@gmail.com
Website: https://vlxddangquan.com