Chia sẻ 5 phương pháp chống thấm sân thượng giá rẻ hiệu quả nhất

Chống thấm sân thượng là một hạng mục cấp thiết ngày nay bởi nó sẽ giúp cho ngôi nhà, công trình của bạn bền bỉ hơn. Vị trí sân thượng cũng là vị trí tiếp xúc nhiều với nước mưa, các yếu tố thời tiết dễ gây thấm dột gây nấm mốc và ảnh hưởng đến phía trong công trình của bạn.

Dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột 

  • Bề mặt sân thượng hiện thể hiện những dấu hiệu của thấm dột: bao gồm vết nứt, vết chân chim và sự mở rộng của những vết nứt theo thời gian.
  • Sàn sân thượng có những dấu hiệu biến dạng, gạch bị lún hoặc vỡ.
  • Sân thượng đã bị phủ một lớp rêu, làm mất đi vẻ đẹp tổng thể.
  • Trần dưới sân thượng bị tình trạng thấm dột, khiến nước từ trên tràn xuống khi trời mưa.
  • Bề mặt bê tông hiện tượng sủi bọt khi trời mưa.
Dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột 
Dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột

Tìm hiểu thêm: Chống thấm tầng hầm

Nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm, dột 

Hiện tượng thấm dột ở sân thượng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những 5 lý do phổ biến:

  1. Tiếp xúc lâu dài với nhiều nguồn nước như nước từ hệ thống ống dẫn và mưa làm sân thượng trở nên dễ thấm. Ban đầu, việc nước đọng trên sân thượng không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi nước được đọng trong thời gian dài, bề mặt sân thượng có thể bong tróc. Nước thấm qua xi măng và nền sân thượng chảy xuống nhà dưới gây ra tình trạng thấm dột.
  2. Thiếu công tác chống thấm hoặc sử dụng vật liệu chống thấm không đạt chất lượng trên sân thượng.
  3. Thiết kế không đúng kỹ thuật cho sân thượng. Các lỗi kỹ thuật thường gặp bao gồm thiếu hệ thống máng thoát nước hoặc không đảm bảo độ dốc chuẩn để nước có thể chảy vào ống thoát nước.
  4. Ống thoát nước bị nghẹt do rác và bùn đất không được vệ sinh trong một khoảng thời gian dài.
  5. Sân thượng bị xuống cấp do đã được xây dựng trong một thời gian dài. Nước thấm qua các khe nứt gây ra tình trạng thấm dột.
Nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm, dột 
Nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm, dột

Lợi ích của việc chống thấm sân thượng

Cải thiện tuổi thọ của sân thượng: Bằng cách áp dụng lớp chống thấm để ngăn nước thấm qua lớp xi măng, chúng ta có thể tránh hư hỏng kết cấu kiến trúc của sân thượng cũng như toàn bộ ngôi nhà.

Tối ưu hóa chi phí trong dài hạn: Không chống thấm một cách hiệu quả từ đầu sẽ dẫn đến chi phí sửa chữa và khôi phục cao khi sân thượng gặp vấn đề thấm dột. Vì vậy, việc áp dụng chống thấm ngay từ ban đầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí trong tương lai.

Nâng cao mỹ quan cho công trình: Lớp chống thấm đóng vai trò như một “áo choàng” bảo vệ, giữ cho ngôi nhà của bạn không bị thấm nước, ẩm mốc và duy trì được vẻ đẹp theo thời gian trôi qua.

Xem Thêm: Chống thấm khe tiếp giáp 

Một số phương pháp chống thấm sân thượng phổ biến nhất hiện nay

1. Chống thấm cho sân thượng được lát gạch

Dưới đây là quy trình chống thấm cho sân thượng được lát gạch:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Sử dụng máy mài chuyên dụng để làm phẳng bề mặt sân thượng (mài từ 1 đến 2mm).
  • Làm sạch bề mặt bằng máy hút bụi, tránh sử dụng nước để rửa.
  • Sử dụng vữa chuyên dụng để trám trét các vết nứt, rỗ, lỗ hỏng, bong tróc.
  • Kiểm tra lại bề mặt sân thượng để đảm bảo đã đáp ứng yêu cầu chuẩn bị trước khi tiến hành chống thấm.

Bước 2: Tiến hành chống thấm sân thượng đã lát gạch

Sử dụng sơn Epoxy, vật liệu chuyên dụng hoặc dung dịch thẩm thấu gốc bitum là giải pháp tốt nhất cho sân thượng đã lát gạch. Phương pháp này có giá thành hợp lý, hiệu quả chống thấm cao mà không cần phải tháo lát gạch.

Lưu ý:

  • Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn và tỷ lệ pha chế khi sử dụng sơn chuyên dụng theo nhãn, bao bì sản phẩm.
  • Tránh thi công trong điều kiện thời tiết mưa, gió mạnh hoặc thời tiết quá nóng. Nên lựa chọn thời gian thi công trong điều kiện mát mẻ.
  • Đảm bảo thi công ít nhất 2 lớp sơn. Tùy vào điều kiện cụ thể, có thể cần thi công 3 lớp sơn để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Bước 3: Nghiệm thu

Nghiệm thu là một bước quan trọng để kiểm tra chất lượng và hiệu quả của công trình chống thấm. Điều này giúp phát hiện và khắc phục sự cố ngay từ đầu, tránh việc phát hiện sau khi đã sử dụng khiến công việc sửa chữa tốn kém và công sức. Để nghiệm thu:

Thực hiện nghiệm thu sân thượng sau 24 giờ sơn chống thấm bằng cách bơm nước trực tiếp vào sân thượng và ngâm

2. Chống thấm sân thượng bằng Munich Bitum

Thợ thi công thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Loại bỏ các tạp chất, màng bám, rêu nấm mốc… đảm bảo cho bề mặt bằng phẳng không lồi lõm.

Bước 2: Thi công lớp lót

  • Pha loãng Munich bitum G-10 với 20-50% nước sạch sau đó tiến hành quét lớp lót (lớp lót này đóng vai trò là lớp phủ bề mặt bị rỗ, đồng thời làm tăng độ bám dính)
  • Thi công lớp tiết theo khi lớp lót đã khô hoàn toàn. 

Bước 3: Thi công lớp chống thấm

  • Khuấy đều thùng sơn và thi công lớp thứ 2 sau bước thi công lớp lót.
Chống thấm sân thượng bằng Munich Bitum
Chống thấm sân thượng bằng Munich Bitum

Xem thêm: Các loại Vật liệu chống thấm được ưa chuộng nhất 2023

3. Sử dụng chống thấm Munich Polyurethane PU

Đây được biết đến là chống thấm 1 thành phần gốc nước và có độ đàn hồi cao ở dạng lỏng dựa trên gốc nhựa copolyme. Dưới đây là một số lưu ý khi thi công Munich Polyurethane PU bạn có thể tham khảo

Lưu ý trong thi công

  • Không pha loãng sản phẩm bằng bất kỳ loại dung môi nào kể cả nước
  • Chỉ nên thi công trong điều kiện thời tiết khô ráo không ẩm ướt
  • Đối với các bề mặt thi công như: bê tông cũ hoặc mới, bề mặt gạch gốm, gạch men hoặc các mặt tường cũ,…  để cần vệ sinh bề mặt, có thể sử dụng máy mài chyên dụng, máy hút bụi… không dùng nước để làm sạch
  • Độ ẩm cho phép khi thi công không được quá 6%

Khuấy trộn

  • Trước thi công, người thợ sẽ khuấy đều Munich PU khoảng 2-5 phút để được vật liệu đồng nhất .

4. Chống thấm thượng bằng nhựa đường

Chất đường tồn tại dưới dạng một chất lỏng hoặc chất bán rắn có độ nhớt cao và màu sắc đen. Nó thường được tìm thấy trong hầu hết các loại dầu thô và một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chính của chất đường là bitum, đó là lý do tại sao nó thường bị nhầm lẫn với than đen. Tuy nhiên, than đen thường chứa ít bitum hơn chất đường và thường được sản xuất bằng cách chưng cất để tách các chất hữu cơ.

Chống thấm thượng bằng nhựa đường
Chống thấm thượng bằng nhựa đường

5. Lót gạch chống thấm sàn mái

Gạch tráng men hoặc gạch bông thường được sử dụng như những loại gạch phổ biến, với khả năng chống thấm nước cao và khả năng tránh bám bụi bẩn. Đồng thời, để tăng cường khả năng chống thấm, người ta thường điều chỉnh sân thượng sao cho có một độ dốc nhất định, giúp nước dễ dàng thoát ra khi trời mưa.

Bằng cách chọn lựa gạch chống thấm chất lượng tốt, bạn có thể đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của mình, không còn tình trạng thấm nước.

Lót gạch chống thấm sàn mái
Lót gạch chống thấm sàn mái

Munich đơn vị cung cấp các loại vật liệu chống thấm sân thượng giá tốt nhất hiện nay 

Đến ngay với Munich để được tư vật các loại vật liệu chống thấm phù hợp nhất cho sân thượng và công trình của bạn. Với 10+ loại vật liệu khác nhau từ: Polyurethane, xi măng đông cứng nhanh, màng chống thấm 2 thành phần gốc xi măng… chắc chắn sẽ tăng sự lựa chọn cho công trình của bạn. Munich cam kết về chất lượng sản phẩm, giá bán, hỗ trợ kỹ thuật chi tiết nhất tới từng khách hàng. 

Mọi thông tin chi tiết và cụ thể xin quý đối tác và khách hàng truy cập website: https://munichgroup.vn/

Xem thêm: Báo giá vật liệu chống thấm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo