Các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và dễ dàng
Sử dụng màng chống thấm
● Ưu điểm:
○ Độ bền cao và khả năng chống thấm hiệu quả, đặc biệt đối với các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.
○ Dễ dàng thi công, phù hợp cho cả nhà mới xây hoặc đã qua sử dụng.
● Nhược điểm:
● Cách thực hiện:
○ Bước 1: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, đảm bảo không còn bụi bẩn, dầu mỡ hoặc bất kỳ mảnh vụn nào.
○ Bước 2: Đối với màng dán, bạn cắt màng theo kích thước bề mặt cần chống thấm, sau đó dán trực tiếp lên bề mặt. Cần chú ý đảm bảo các mép dán không bị lệch và chồng lên nhau ít nhất 10cm để tránh nước thấm vào khe hở.
○ Bước 3: Đối với màng phun, sử dụng thiết bị phun chuyên dụng để phun đều lớp màng chống thấm lên toàn bộ bề mặt tường và sàn.
Báo giá chống thấm gốc Bitum hiện nay tại Munich Group để bạn tham khảo và cân đối chi phí chống thấm nhà vệ sinh phù hợp hơn
Sử dụng sơn chống thấm
Sơn chống thấm là một giải pháp chống thấm hiệu quả với cách thi công đơn giản và dễ áp dụng. Đây là loại sơn có chứa các chất polymer giúp tạo ra một lớp bảo vệ cứng cáp, chống lại sự xâm nhập của nước và hơi ẩm.
● Ưu điểm:
○ Thi công đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ năng.
○ Sơn chống thấm có nhiều màu sắc, giúp bạn duy trì thẩm mỹ cho nhà vệ sinh.
● Nhược điểm:
● Cách thực hiện:
Xử lý bề mặt thật sạch sẽ và bằng phẳng trước khi thi công chống thấm
○ Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn: loại bỏ vết nứt, làm sạch bề mặt, và đảm bảo không còn ẩm ướt.
Tiến hành chuẩn bị sơn và thi công
○ Bước 2: Pha sơn theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiếp theo, sử dụng con lăn hoặc chổi quét để sơn đều lên bề mặt.
Dùng rulo và chổi lăn tiến hành thi công 2 lớp chống thấm lên bề mặt
○ Thông thường, bạn sẽ cần sơn ít nhất 2-3 lớp để đảm bảo khả năng chống thấm tối ưu. Giữa mỗi lớp, cần để thời gian khô từ 6-8 giờ (hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).
Chống thấm bằng keo chống thấm
Keo chống thấm là lựa chọn tuyệt vời để xử lý nhanh các vết nứt nhỏ hoặc khe hở trong nhà vệ sinh. Đây là một phương pháp tiết kiệm và tiện lợi, thường được sử dụng trong các trường hợp cần xử lý tạm thời hoặc các khu vực không quá rộng lớn.
Bảng giá một số loại sơn và keo chống thấm tại Munich hiện nay
● Ưu điểm:
○ Dễ dàng sử dụng, không cần nhiều thiết bị hay dụng cụ hỗ trợ.
○ Hiệu quả tức thì, giải quyết nhanh các vết nứt nhỏ.
● Nhược điểm:
○ Không phù hợp với các khu vực lớn hoặc bị hư hỏng nặng.
○ Hiệu quả chống thấm chỉ mang tính tạm thời, không bền lâu.
● Cách thực hiện:
○ Bước 1: Xác định các vị trí cần xử lý như các vết nứt hoặc khe hở.
○ Bước 2: Sử dụng súng bắn keo hoặc bôi trực tiếp keo lên vị trí cần chống thấm. Đảm bảo keo phủ kín và đều lên bề mặt.
○ Bước 3: Đợi keo khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại nhà vệ sinh.
Chống thấm bằng xi măng trộn phụ gia
● Cách thực hiện:
○ Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp xi măng và phụ gia chống thấm theo đúng tỷ lệ quy định.
○ Bước 2: Dùng bay hoặc dụng cụ thi công để trét hỗn hợp này lên các vết nứt hoặc bề mặt cần chống thấm.
○ Bước 3: Sau khi hoàn thành, chờ cho hỗn hợp khô hoàn toàn (thường từ 24-48 giờ).
● Ưu điểm:
○ Khả năng chống thấm bền vững và lâu dài.
○ Phụ gia chống thấm giúp tăng cường độ bền và độ kết dính của xi măng.
● Nhược điểm:
○ Thi công phức tạp hơn so với các phương pháp khác, cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng về vật liệu và công cụ.
○ Cần nhiều thời gian để lớp xi măng khô hoàn toàn.
Các phương pháp trên đều dễ dàng thi công tại nhà và mang lại hiệu quả chống thấm tốt, tùy thuộc vào mức độ và diện tích khu vực cần xử lý. Hãy chọn giải pháp phù hợp nhất với tình trạng nhà vệ sinh để đảm bảo tuổi thọ cho công trình cao nhất.
Dùng vữa chống thấm chuyên dụng
Báo giá vữa chống thấm chuyên dụng tại Munich phù hợp thi công chống thấm sàn vệ sinh và nhiều vị trí
● Cách thực hiện:
○ Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ khu vực cần chống thấm, đảm bảo bề mặt không còn bụi bẩn hay dầu mỡ.
○ Bước 2: Pha trộn vữa chống thấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một số loại vữa chống thấm có thể yêu cầu thêm phụ gia hoặc nước để đạt được độ sệt phù hợp.
○ Bước 3: Sử dụng bay hoặc dụng cụ thi công chuyên dụng để trét vữa lên các bề mặt cần chống thấm. Đảm bảo vữa được phủ đều và kín trên bề mặt, nhất là các vị trí tiếp xúc với nước nhiều như chân tường, khe nứt, góc tường.
○ Bước 4: Sau khi hoàn tất, chờ cho lớp vữa khô hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng (thường từ 24-48 giờ).
● Ưu điểm:
● Nhược điểm:
Kinh nghiệm thi công chống thấm WC tiết kiệm và hiệu quả
Để đạt hiệu quả tối ưu khi chống thấm, cần lưu ý một số điểm sau:
● Chuẩn bị bề mặt kỹ càng trước khi thi công: Đảm bảo bề mặt không có vết nứt, bụi bẩn hay dầu mỡ để đảm bảo chất lượng thi công.
● Đảm bảo thời gian khô đủ lâu: Không sử dụng nhà vệ sinh ngay sau khi thi công, cần chờ cho lớp chống thấm khô hoàn toàn.
● Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng chống thấm: Kiểm tra định kỳ để phát hiện và khắc phục kịp thời các vết nứt hay rò rỉ.
Munich – đơn vị thi công và cung cấp vật liệu chống thấm nhà vệ sinh giá rẻ chuyên nghiệp
● Đa dạng mẫu mã sản phẩm, các vật liệu chống thấm luôn sẵn số lượng.
● Chính sách giá, bảo hành sản phẩm lâu dài có hỗ trợ khách hàng về mặt kỹ thuật.
● Phục vụ tận tâm, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong tư vấn chi tiết sản phẩm.
● Hướng dẫn chi tiết các bước thi công của từng sản phẩm cho từng hạng mục công trình.
Bên cạnh đó, Munich nêu cao phương châm làm việc Chân thành – Cam kết đến cùng – Đồng hành cùng phát triển tạo điều kiện tốt nhất cho quý khách hàng. Nếu bạn cần hỗ trợ thi công chống thấm nhà vệ sinh trực tiếp, Munich có đội kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng phục vụ với giá tốt nhất. Thi công trọn gói với nguyên liệu giá nhà máy, cam kết chất lượng và hiệu quả chống thấm dột, bảo hành dài lâu.
Một số câu hỏi thường gặp
Tiêu chuẩn chống thấm nhà vệ sinh là gì?
Hiểu thiết kế kết cấu riêng của nhà vệ sinh, chọn đúng vật liệu chống thấm và bảo trì sau khi hoàn thành.
Quá trình chống thấm WC cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
● Nắm rõ thiết kế kết cấu riêng của từng nhà vệ sinh để đảm bảo chống thấm tối ưu, đặc biệt tại các vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước: bồn cầu, bồn rửa mặt, bồn tắm, ống thoát sàn,…
● Chọn đúng vật liệu thi công: Tùy theo tình hình và vị trí cần thi công mà chọn vật liệu phù hợp. Việc lựa chọn sai vật tư vật liệu thi công gây lãng phí lớn vì chống thấm không hiệu quả, phải thi công lại lần nữa.
● Kiểm tra và bảo trì thường xuyên, đảm bảo chất lượng công trình.
Nguyên nhân chính khiến nhà vệ sinh bị thấm dột là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm nước trong nhà vệ sinh. Dưới đây là một số lý do phổ biến bao gồm: rò rỉ ống nước, tường/ sàn bị nứt và lỗi kỹ thuật khi xây dựng.
● Rò rỉ từ ống nước và hệ thống thoát nước: Các ống nước bị hư hỏng hoặc nối lỏng lẻo có thể gây ra rò rỉ, dẫn đến hiện tượng thấm nước nghiêm trọng. Đặc biệt, trường hợp này bạn cần kết kiểm tra và kết hợp chống thấm cổ ống thoát sàn nếu cần.
● Vết nứt, hư hỏng trên bề mặt tường và sàn: Vết nứt ở các khu vực tường hoặc sàn nhà vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho nước xâm nhập và gây ra tình trạng nhà ngấm nước.
● Lỗi kỹ thuật trong quá trình xây dựng hoặc thi công: Các kỹ thuật thi công không chính xác, sử dụng vật liệu không đúng tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến việc chống thấm không đạt yêu cầu.
Những khu vực nào của nhà vệ sinh dễ bị ngấm nước?
Nhà vệ sinh hay bị thấm dột ở sàn, quanh bồn cầu, lavabo, ống thoát nước, ống dẫn nước, nơi tiếp giáp tường và sàn.
Khu vực này có nhiều vị trí dễ bị thấm nước, bao gồm:
● Sàn nhà vệ sinh: Vùng này thường xuyên tiếp xúc với nước, dễ bị thấm nếu không có lớp chống thấm tốt. Và hạng mục này thường hay thấy ở công trình cao tầng hơn, chẳng hạn như: nhà vệ sinh tầng 2 và các tầng khác.
● Vị trí tiếp giáp giữa tường và sàn: Đây là nơi nước dễ lọt qua các khe hở nhỏ, gây thấm vào bên trong tường.
● Khu vực quanh bồn cầu, lavabo: Các điểm này nếu không được xử lý đúng kỹ thuật cũng dễ bị thấm nước.
● Ống thoát nước và ống dẫn nước: Các mối nối ống nếu không kín sẽ dẫn đến rò rỉ, làm nước ngấm vào nền và tường.
Làm thế nào để biết nhà vệ sinh bị thấm nước?
Kiểm tra hệ thống thoát nước, mặt sang, khe tường, gạch và vị trí tiếp giáp giữa nhà vệ sinh và chân tường.
Để chắc chắn và nhận biết nhà vệ sinh bị thấm nước bạn áp dụng các kiểm tra dưới đây:
● Kiểm tra hệ thống thoát nước: Khu vực bồn tắm, toilet dễ xảy ra tình trạng thấm dột nhất, miệng ống bị nứt vỡ sẽ gây ra rò rỉ nước và phần nước này sẽ thấm rất nhanh chóng vào công trình.
● Kiểm tra mặt sàn, khe tường, khe gạch: Nhà tắm, toilet là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và các hoạt động sinh hoạt. Nếu một số viên gạch bị hở chắc chắn rất dễ sẽ làm ảnh hưởng sang các vị trí bên cạnh và gây thấm nước nền, giảm chất lượng công trình.
● Kiểm tra vị trí tiếp giáp giữa chân tường và nhà vệ sinh: Rà soát kỹ xem có các vết nứt tường hay không, dựa vào mức độ dột để nhanh chóng đưa ra các phương pháp chống dột kịp thời
Trong trường hợp đã kiểm tra tất cả các yếu tố bên ngoài gây thấm dột nhà vệ sinh nhưng không phát hiện, chứng tỏ nhà vệ sinh bị thấm nước từ khu vực sàn. Khi đó, bạn cần đục và tẩy, sử dụng các phương pháp thi công chống thấm sàn bê tông.